Come out: Hành trình vượt qua rào cản tâm lý - Tình Dục Thông Thái

Come out: Hành trình vượt qua rào cản tâm lý

Hiện nay có nhiều chương trình được tạo ra nhằm cổ vũ cộng đồng LGBTQ+. Tuy nhiên với nhiều rào cản tâm lý khác nhau, từ chính bản thân, gia đình và xã hội khiến nhiều bạn chưa thể bước ra ánh sáng để thẳng thắng đối diện và nói lên giới tính của mình. Vậy làm cách nào để vượt qua được những rào cản này, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

1. Come out là gì?

“Come out” là từ viết tắt của “come out of the closet”, hiểu nôm na là “đi ra khỏi phòng chứa đồ”. Phòng chứa đồ vốn là nơi chật hẹp, tối tăm, riêng tư của mỗi cá nhân và cũng là đại diện cho nơi che giấu giới tính thật của chính mình.  

Come out mà cộng đồng LGBTQ+ thường dùng, chính là hành trình “công khai giới tính”, rõ hơn là chia sẻ khuynh hướng tính dục và bản dạng giới cho những người xung quanh.

Come out là một trải nghiệm cần rất nhiều dũng khí, mang tính cá nhân với nhiều sự chuyển biến trong tâm lý: từ sợ hãi, lo lắng đến phấn khích và nhẹ nhõm. Đối với một số người, come out có thể là sự giải phóng, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình tự chấp nhận bản thân. Với số khác, come out có thể là trải nghiệm làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong xã hội và do đó, ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần của bản thân.

Come out đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình tự chấp nhận bản thân
Come out đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình tự chấp nhận bản thân

2. Ý nghĩa của come out đối với cộng đồng LGBTQ+

Come out giúp bạn phát triển như một cá nhân toàn diện, được trao quyền nhiều hơn và dễ dàng phát triển hình ảnh bản thân một cách tích cực. Bằng cách come out, bạn có thể chia sẻ với người khác rằng bạn là ai và điều gì quan trọng đối với bạn, thay vì phải che giấu hoặc nói dối về giới tính của mình. Come out giúp giải phóng bạn khỏi nỗi sợ hãi bị “phát hiện” và giúp bạn tránh phải sống cuộc đời hai mặt, có thể cực kỳ căng thẳng. Ngoài ra, come out còn giúp bạn kết nối được tốt hơn với những người trong cộng đồng LGBTQ+.  

Bên cạnh những lợi ích, come out cũng có thể mang lại những nguy cơ. Không phải ai cũng hiểu và dễ dàng chấp nhận được việc bạn thuộc cộng đồng LGBTQ+. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp có thể sốc, bối rối, thậm chí là kỳ thị. Một số mối quan hệ có thể bị thay đổi vĩnh viễn. Một số người có thể bị đuổi khỏi nhà hoặc mất hỗ trợ tài chính từ cha mẹ. Do đó mà chúng ta cần cân nhắc kỹ tùy tình huống.

3. Điều bạn cần làm trước khi quyết định come out

Không có một cách đúng đắn nào để come out. Bạn có thể cảm thấy cởi mở và trung thực về xu hướng tính dục của mình hơn là che giấu nó, nhưng có nhiều yếu tố cần xem xét trước khi công khai.

  • Hành trình come out của mỗi người là khác nhau

Không có thời điểm nào là sai để come out. Một số come out khi trẻ, số khác lại không bao giờ làm điều này. Một số come out với mọi người, số khác lại chọn come out với một số ít người. Không có chuẩn mực nào là đúng, hay sai để come out, bởi nó phụ thuộc vào chính những kinh nghiệm cá nhân và tùy tình huống.

Không có thời điểm nào là sai để come out
Không có thời điểm nào là sai để come out
  • Nếu bạn muốn come out, hãy thực hiện đi!

Hầu hết mọi người đều mong người khác thẳng thắng, đó là lý do người ta come out. Có nhiều lý do bạn muốn đưa ra để come out, ví dụ: bạn đang trong một mối quan hệ và muốn giới thiệu người mình yêu, bạn muốn tìm kiếm một mối quan hệ, bạn muốn kết nối với người có cùng khuynh hướng tính dục, hay đơn giản chỉ là muốn chia sẻ thông tin. Bạn không cần một lý do cụ thể để come out – nếu bạn muốn làm, thì đó chính là lý do! 

  • Điều này không khiến bạn trở nên “giả tạo” nếu không muốn come out hay cảm thấy nó sẽ gây hại, bạn hoàn toàn có thể không làm 

Bạn không cần come out nếu thực sự không muốn. Những cuộc thảo luận về come out đã cho thấy nhiều người cảm thấy rất áp lực khi come out. Một số thậm chí còn cảm thấy bản thân không trung thực vì vờ như mình “thẳng”.  Không ai bị bắt ép come out trước khi họ đủ sẵn sàng. 

  • Come out là một quá trình và không phải việc chỉ làm một lần 

Bởi vì nhiều người cho rằng tất cả những ai họ gặp đều thẳng, come out là một quá trình không ngừng. Mỗi khi một người được xác định là LGBTQ+ gặp ai đó mới (bạn bè, đồng nghiệp, y tá và bác sĩ,…), họ phải quyết định come out khi nào và như thế nào. 

  • Come out có thể mang đến lợi ích và rủi ro

Nếu bạn đang phân vân không biết có nên come out hay không, thì có rất nhiều điều cần xem xét. Việc come out có nghĩa là bạn có nguy cơ mất đi sự hỗ trợ về mặt tinh thần hoặc tài chính từ gia đình? Come out có thể khiến bạn gặp nguy hiểm không (bị đánh)? Gia đình bạn có cố gắng gây áp lực để khiến bạn trở thành một người khác? Nếu bạn trả lời “có” cho bất kỳ câu hỏi nào trong số này, có lẽ bạn muốn đợi cho đến khi bạn ở trong một tình huống khác hoặc được hỗ trợ nhiều hơn.

  • Xác định đâu là nơi bạn thấy an toàn để come out

Khi come out, có lẽ bạn sẽ lo lắng về sự an toàn của mình. Thật buồn khi nhiều người vẫn bị phân biệt đối xử vì khuynh hướng tính dục của họ. Nếu bạn cảm thấy mình sẽ an toàn và được mọi người chấp nhận, điều đó thật tuyệt vời! Nếu không, bạn nên bắt đầu come out với những người bạn thấy an toàn nhất: có thể là gia đình, bạn bè, cộng đồng trường học, hay đồng nghiệp.

Nên bắt đầu come out với những người bạn thấy an toàn nhất
Nên bắt đầu come out với những người bạn thấy an toàn nhất
  • Tìm hiểu trước xem mọi người sẽ tiếp nhận việc bạn come out như thế nào 

Bạn không bao giờ có thể biết liệu ai đó có chấp nhận khuynh hướng tính dục của bạn hay không. Bạn có thể đưa ra một phỏng đoán dựa trên cách họ phản ứng với những người khác thuộc cộng đồng. Điều này có thể bao gồm những người bạn biết, những người nổi tiếng hoặc thậm chí là các nhân vật hư cấu.

Hành trình come out của mỗi cá nhân là khác nhau, có người dễ dàng, có người lại rất khó khăn. Việc come out mang đến nhiều lợi ích, nhưng đôi khi cũng mang đến những rủi ro. Do đó trước khi come out cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, và tìm đến những sự hỗ trợ khi cần thiết.  

 

Bác sĩ Bùi Thị Ánh Phương

Chia sẻ:

Bài viết liên quan

Kiểm tra nguy cơ

Tìm phòng khám

Đặt khám bác sĩ

Tư vấn trực tuyến