Những điều cần biết về xét nghiệm Chlamydia - Tình Dục Thông Thái

Những điều cần biết về xét nghiệm Chlamydia

Chlamydia trachomatis là một trong các tác nhân thường gặp trong nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) phổ biến nhất, đặc biệt ở nhóm phụ nữ trẻ dưới 25 tuổi. Các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào vùng niệu đạo, âm đạo, hậu môn và hầu họng thông qua tiếp xúc tình dục. Một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh là xét nghiệm Chlamydia. Hãy cùng Tình dục thông thái tìm hiểu về phương pháp xét nghiệm Chlamydia qua bài viết dưới đây nhé!

1. Các phương pháp xét nghiệm Chlamydia hiện nay

1.1 Nuôi cấy phân lập vi khuẩn

Có độ đặc hiệu cao (98-99%) nhưng độ nhạy không cao (60-70%). Hiện nay ít có cơ sở thực hiện vì cần 3 – 7 ngày để cho ra kết quả, kỹ thuật phức tạp.

1.2 Các kỹ thuật miễn dịch

Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp bằng kháng thể đơn dòng có độ nhạy không cao (< 50%) và đòi hỏi kỹ thuật viên xét nghiệm phải có tay nghề cao.

Xét nghiệm chẩn đoán chlamydia bằng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp
Xét nghiệm chẩn đoán chlamydia bằng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp

1.3 Các test khuếch đại Acid Nucleic

Các test này dựa trên phản ứng PCR, là xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất hiện nay (độ nhạy > 90%, độ đặc hiệu 98-99%).

Nguyên tắc hoạt động: khuếch đại và phát hiện các chuỗi acid nucleic đặc hiệu của vi khuẩn, không đòi hỏi vi sinh vật sống, có khả năng khuếch đại trên lý thuyết chỉ một bản sao ADN hoặc ARN. Độ nhạy rất cao nên cho phép sử dụng các phương pháp lấy mẫu ít xâm lấn như nước tiểu đầu dòng hoặc bệnh phẩm âm đạo tự lấy, tạo điều kiện cho việc sàng lọc được dễ dàng hơn.

1.4 Test lành bệnh

Nuôi cấy là phương pháp duy nhất cho phép đánh giá chính xác hiệu quả của liệu trình kháng sinh. Các test PCR hiện nay không được cấp phép để sử dụng như test lành bệnh. Acid nucleic từ các vi khuẩn bị kháng sinh làm bất hoạt có thể cho kết quả PCR dương tính đến 3 tuần sau kết thúc liệu trình.

2. Khi nào bạn nên xét nghiệm Chlamydia

Khoảng 40 – 96% những người mắc bệnh chlamydia không có triệu chứng, tuy vậy nếu không điều trị thì chlamydia vẫn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng sau này. Tại bộ phận sinh dục, các tác nhân này có khả năng lan tràn ngược dòng, gây ra viêm nhiễm ở cổ tử cung, tử cung và vòi tử cung ở phụ nữ, cũng như tiền liệt tuyến ở nam giới, có thể dẫn đến vô sinh ở cả hai giới. Nhiễm Chlamydia có thể gây hậu quả nặng nề cho phụ nữ như nhiễm trùng vùng chậu, vô sinh và thai ngoài tử cung.

Phụ nữ mang thai nhiễm Chlamydia có thể dẫn kết các vấn đề bất lợi trong thai kỳ như sẩy thai, sinh non, thai lưu, sinh nhẹ cân và nhiễm Chlamydia ở trẻ sơ sinh trong quá trình sinh, gây viêm kết mạc và viêm phổi sơ sinh.

Vì vậy, điều quan trọng là phải đi khám sàng lọc thường xuyên và trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào.

Chlamydia là một trong những bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Anh. Tại Anh, người dân được khuyến cáo xét nghiệm Chlamydia rộng rãi và lặp lại thường xuyên. Nếu bạn là phụ nữ, đang hoạt động tình dục và dưới 25 tuổi ở Anh, bạn nên làm xét nghiệm Chlamydia mỗi năm một lần, mỗi khi bạn quan hệ tình dục với bạn tình mới hoặc bình thường. Nếu bạn là nam giới, đang hoạt động tình dục và dưới 25 tuổi ở Anh, bạn nên làm xét nghiệm Chlamydia mỗi năm một lần nếu bạn không sử dụng bao cao su với bạn tình mới hoặc bình thường.

Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu cần làm xét nghiệm Chlamydia
Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu cần làm xét nghiệm Chlamydia

Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, bộ y tế Việt Nam khuyến cáo cần làm xét nghiệm tìm Chlamydia đối với phụ nữ mang thai ba tháng đầu và ba tháng cuối trong các trường hợp sau:

  • Tất cả thai phụ ≤ 25 tuổi
  • Thai phụ > 25 tuổi có nguy cơ cao, cụ thể:
    • Có bạn tình mới hoặc nhiều bạn tình
    • Bạn tình có nhiều bạn tình khác
    • Bạn tình mắc bệnh lây tuyền qua đường tình dục
    • Có biểu hiện của bệnh lây tuyền qua đường tình dục hoặc nhiễm khuẩn đường sinh sản, tiền sử sẩy thai

3.  Lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm Chlamydia?

  • Với mẫu nước tiểu bệnh nhân cần nhịn tiểu trong 2 giờ trước khi lấy mẫu, không lau sạch vùng sinh dục trước khi tiểu. Thu lấy dòng nước tiểu đầu tiên, ngay sau khi đi tiểu.
  • Với mẫu dịch từ cổ tử cung: Không nên thụt rửa hoặc sử dụng kem bôi âm đạo (ở phụ nữ) hoặc đặt thuốc vào âm đạo trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm.
  • Với mẫu thu thập từ mắt, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng chải bên trong của mí mắt trên và dưới bằng que bông. Để thu thập mẫu dịch từ mắt, bác sĩ cần nhẹ nhàng chải bên trong mí mắt trên và dưới bằng que bông để lấy mẫu.
  • Bạn cần ngừng dùng một số loại thuốc (thuốc kháng sinh) vài ngày trước khi lấy mẫu xét nghiệm.
  • Không lấy mẫu xét nghiệm từ âm đạo vào ngày có kinh.
  • Trong khi chờ đợi kết quả, bạn cần tránh quan hệ tình dục. Nếu bạn bị nhiễm trùng và bạn có quan hệ tình dục, bạn có thể lây lan cho người khác.

4. Các lợi ích của xét nghiệm chlamydia là gì?

Xét nghiệm Chlamydia là một cách đáng tin cậy để biết bạn có bị nhiễm trùng hay không, từ đó giúp bạn có thể được điều trị kịp thời và bảo vệ bạn khỏi các biến chứng. Nó cũng giúp bạn bảo vệ bạn tình của mình khỏi bị lây nhiễm.

5. Những rủi ro của xét nghiệm Chlamydia là gì?

Không có bất kỳ rủi ro nào liên quan đến xét nghiệm tìm Chlamydia.
Không có bất kỳ rủi ro nào liên quan đến xét nghiệm tìm Chlamydia.

Không có bất kỳ rủi ro nào liên quan đến xét nghiệm tìm Chlamydia.

Nếu bạn có kết quả xét nghiệm âm tính thì bạn có thể được bác sĩ chỉ định làm lại xét nghiệm tìm Chlamydia nếu xét nghiệm đó được thực hiện trong khoảng thời gian dưới 2 tuần kể từ khi quan hệ tình dục tiếp xúc với nguồn bệnh, vì xét nghiệm sẽ có kết quả âm tính giả trong các trường hợp nhiễm trùng ở giai đoạn đầu.

Xét nghiệm sẽ có kết quả âm tính giả trong các trường hợp nhiễm trùng ở giai đoạn đầu. Vì thế,  nếu bạn xét nghiệm Chlamydia ra kết quả âm tính trong khoảng thời gian dưới 2 tuần kể từ khi quan hệ tình dục tiếp xúc với nguồn bệnh, bạn có thể được bác sĩ chỉ định làm lại xét nghiệm.

Nếu kết quả dương tính, bệnh nhân không được quan hệ trong vòng 7 ngày sau khi bắt đầu điều trị. Bạn tình của người bệnh cũng nên điều trị Chlamydia để tránh tái nhiễm trở lại cho người bệnh.

Việc không điều trị hoặc điều trị không đúng cách bệnh Chlamydia sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản. Bạn hãy thăm khám tại bệnh viện, cơ sở y tế ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán, tiến hành các xét nghiệm cần thiết nhé!

Ths. BS. Huỳnh Đoàn Phương Mai | Bệnh viện Bình Dân

Chia sẻ:

Bài viết liên quan

Kiểm tra nguy cơ

Tìm phòng khám

Đặt khám bác sĩ

Tư vấn trực tuyến